Pages

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Mẹ nên ăn gì khi thai nhi nhẹ cân

Khi đi siêu âm, một số mẹ bầu được bác sĩ thông báo rằng thai nhẹ cân. Nhiều mẹ đã bổ sung dinh dưỡng rồi mà con vẫn không tăng cân đều. Vậy nguyên nhân do đâu, và mẹ nên bổ sung gì để thai nhi phát triển bình thường.

Nguyên nhân khiến cho thai nhi nhẹ cân

tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu

- Thai nhi nhẹ cân có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong thai kỳ chưa phù hợp, hoặc không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé.
- Nguyên nhân nữa đó là sự kém phát triển của nhau thai khiến cho bánh nhau nhỏ hơn bình thường khiến cho lượng máu và dinh dưỡng đi qua nhau thai giảm đi rõ rệt khiến cho bé không nhận được lượng dưỡng chất đầy đủ. Sự phát triển của nhau thai khiến ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung, vì nhau thai kiểm soát quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, hormone và các chất cần thiết cho bào thai. Bánh nhau bị nhỏ đi khiến máu và dưỡng chất không lưu thông được làm cho thai nhi nhẹ cân.
- Tuổi của người mẹ cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi, nếu mẹ mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi).
- Khoảng cách sinh con quá dày như con sau cách con trước 1-2 tuổi khiến cho người mẹ nghèo nàn chất dinh dưỡng.

Thai nhi nhẹ cần mẹ cần làm gì

nhung dieu can tranh khi mang thai

Khi mang thai mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén không ăn uống được gì, không những không tăng cân mà còn giảm cân đi, tuy nhiên, cố gắng vượt qua giai đoạn này thì mẹ bầu lại có thể ăn uống được bình thường. Trong thời gian này mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để ăn được nhiều hơn. Thêm vào đó các mẹ bầu có thể bổ sung thêm sữa dành cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì để cung cấp thêm dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.
3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng nhất vì thời điểm này thai nhi tăng cân nhanh. Ba tháng cuối mẹ không nên ăn quá nhiều quá no khiến cho bụng căng, tức, khó thở, khó ngủ. 
Ngoài ra mẹ nên ăn những thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lơn, thịt bò), rau rền, các loại rau có màu xanh đậm,...Một số loại thực phẩm giàu canxi như: sữa, tôm, cá, cua ốc,...Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3-4 lần để bổ sung các axit béo thiết yếu giúp cho quá trình phát triển trí não của trẻ. Ăn rau để bổ sung thêm vitamin.
Một trong nhung dieu can tranh khi mang thai là không nên tự ý mua thuốc bổ uống nếu không có chỉ định của bác sĩ. 
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Những điều mẹ bầu nên biết về mang thai đôi cùng trứng

Mang thai đôi thường có hai trường hợp xảy ra là mang thai đôi cùng trứng hoặc mang thai đôi khác trứng. Đó là điều kỳ diệu của tạo hóa. hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mang thai đôi cùng trứng trong bài viết này.

Điều xảy ra khi mang thai đôi cùng trứng?

những điều phụ nữ mang thai cần tránh
Sinh đôi cùng trứng nghĩa là một trứng được thụ tinh bởi tinh trùng sau đó nó tự chia đôi thành hai phôi để phát triển riêng rẽ thành những cá thể độc lập sau này. Quá trình này diễn ra ngay sau khi trứng được thụ tinh, sự phân chia chính là sự phân chia tế bào. Vì cùng xuất phát từ một trứng nên 2 trẻ sẽ không có bất kỳ điểm khác nhau nào về bộ gen đi truyền và hình hài các bé sẽ giống nhau y sì.
Sinh đôi cùng trứng là hiện tượng ngẫu nhiêu, nó không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện bên ngoài nào như khí hậu, môi trường sống, tuổi tác của mẹ,...Tỷ lệ song sinh cùng trứng khá thaaos, chỉ chiếm 1/3 trong tổng số lượng ca song sinh.

Nguyên nhân khiến cho trứng tách làm hai?

bầu 3 tháng đầu nên uống sữa gì
Chưa một cơ sở nào lý giải cho việc tại sao khi trứng bị thụ tinh lại tách làm đôi, các nhà khoa học hiện nay cũng chưa giải thích được, họ chỉ cho rằng đó là hiện tượng tự nhiên, và rất ngẫu nhiên.
Thông thường bào thai có là song sinh hay không sẽ được biết rất sớm vì thông thường sau khi thụ tinh trứng sẽ được tách làm đôi luôn. Noãn sẽ phân chia tế bào ngay sau khi thụ tinh hoặc ó khi là vài ngày sau khi thụ tinh. Nếu phân chia tế bào quá sớm thì khả năng mỗi thai nhi sẽ nằm trong một màng ối riêng biệt nếu quá trình này chậm hơn thì khả năng cao sẽ là 2 thai nhi nằm trong cùng một màng ối. Ngoài ra nếu tế bào được tách càng sớm thì hai bé càng ít giống nhau, chỉ có 1/4 trường hợp hai bé song sinh giống nhau như đúc mà thôi.
Thời kỳ những tháng đầu này mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và có thể thêm cả sữa dành cho bà bầu sữa dành cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho 2 thai nhi.

Khi hai bé ra đời

tư thế ngủ tốt cho thai nhi
Một trong những điều có thể khác biệt ở 2 trẻ sơ sinh cùng trứng là có thể ngoại hình của chúng giống nhau những chúng có những tính các riêng biệt, cá tính riêng mà không giống với anh em còn lại với chúng. 
Đồng thời sau khi ra đời các bé cũng có thể bị chênh lệch với nhau về thể chất:
- Sự chênh lệch về chiều cao và cân nặng là điều hoàn toàn có thể xảy ra, có thể khi trong bụng mẹ các thai nhi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và được phát triển đồng đều. Nhưng khi ra ngoài môi trường sống các bé có thể khác nhau về cân nặng do sự hấp thu khác nhau.
- Khả năng bị dị tật bẩm sinh ở song thai nhiều hơn thai đơn
- Việc chăm sóc hai nhóc tỳ cùng lúc, giải quyết những mâu thuẫn, tranh châp là điều hết sức khó khăn, cần mẹ có sự kiên trì và khéo léo.
- Một trong nhung dieu can tranh khi mang thai và khi nuôi dạy con là không nên thiên vị, vì 2 đứa trẻ có thể cảm thấy buồn nếu đứa còn lại được mẹ yêu chiều hơn.
Chúc các mẹ thành công!

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Ốm nghén ở bà bầu và cách khắc phục

Khi mang thai mẹ bầu có sự thau đổi lớn về hoocmon nên sự nhạy cảm về mùi vị là cực kỳ cao. Mũi thính hơn, dù chỉ một mùi nhạt cũng nhận thấy. Nếu như mùi hương mà trước đó bạn cảm thấy bình thường thì bây giờ ngửi mùi đó làm bạn mệt mỏi, khó chịu.
Rất nhiều bà bầu gặp phải tình trạng ốm nghén khi mang thai. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số cách khắc phục tình trạng ốm nghén.
Ốm nghén làm bà bầu cảm thấy mệt mỏi

Hiện tượng ốm nghén là gì?

Ốm nghén là hiện tượng bà bầu cảm thấy khó chịu, buồn nôn trong những tháng đầu thai kỳ. Một số mẹ còn kéo dài tới tận cuối thai kỳ. Thật là một điều kinh khủng.
Các mẹ nên tham khảo những điều bà bầu cần tránh để tình trạng ốm nghén giảm bớt đi nhé.

Nguyên nhân gây ra ốm nghén

Thường thì ốm nghén diễn ra trong khoảng 5-6 tuần đầu, có khi khi chấm dứt sau đó lại bị trở lại.
- Do nồng độ hCG tăng cao
Khi bạn khám thai bác sĩ sẽ cho bạn thấy nồng độ hCG đó là một loại hoocmon tăng rất nhanh trong đoạn đầu thai kỳ. Nồng độ hCG có liên quan mật thiết tới tình trạng ốm nghén. Đối với mẹ bầu mang song thai thì việc ốm nghén diễn ra càng kinh khủng.
- Cảm giác nhạy cảm với mùi
Khi mang thai, mũi bạn dường như thính hơn, điều này không phải là tốt vì có những mùi hương mà bạn cảm thấy khó chịu không muốn hít phải nhưng vì chiếc mũi thính quá nên đành phải ngửi nhưng cực kỳ khó chịu và làm bạn thấy mệt mỏi.
phụ nữ mang thai cần tránh những gì
- Dạ dày trở nên nhạy cảm
Điều này thì không phải phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải, thông thường khi mang thai dạ dày thương nhạy cảm hơn. Và khiến khả năng ốm nghén gia tăng.
Ngoài ra nó còn làm cho các bà bầu khó ngủ vì vậy hãy tham khảo tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bà bầu để tìm ra những giải pháp cho giấc ngủ ngon các mẹ nhé.

Những bà bầu như thế nào thì bị ốm nghén

- Mang thai đôi trở lên
- Từng bị ốm nghén trong thai kỳ trước 
- Có tiền sử bị bệnh đau nửa đầu
- Nếu em bé trước là bé gái. Có nghiên cứu rằng nếu mẹ bầu từng sinh bé gái thì có khả năng cao mẹ bầu sẽ bị ốm nghén.

Một số cách khắc phục

mang thai cần tránh những gì
Cần có những biện pháp khắc phục tình trạng ốm nghén

- Tránh xa các mùi mà bạn cảm tháy khó chịu
- Nhờ người nhà chăm sóc bạn
- Ngủ nhiều, vì trong thời gian mang thai mẹ bầu rất dễ buồn ngủ
- Thư giãn nhiều bằng nhiều cách như đi chơi, đi mua sắm, đi tập yoga...


Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Lợi ích của việc ăn cá đối với phụ nữ mang thai

Những món ăn chế biến từ cá thì thường rất ngon, không những thế còn cung cấp lượng vitamin A giúp tốt cho mắt bé. Vậy lợi ích của việc ăn cá với phụ nữ mang thai là như thế nào, sau đây hãy nghe các chuyên gia chia sẻ nhé.
những điều nên tránh khi mang thai

Lợi ích của việc ăn cá

Trong cá chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng có lợi như Omega 3 rất cần thiết cho bà bầu, giúp cho trẻ sơ sinh có đủ dinh dưỡng cho phát triển thể chất và trí não. Trong giai đoạn đầu thai kỳ thì việc ăn cá giúp làm giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân, trẻ sinh ra mắt sáng. Ngược lại nếu bổ sung không đủ các chất mà trong các món ắn hải sản thì em bé sinh ra có nguy cơ bị kém phát triển về trí não, thấp còi, nhẹ cân.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi tuần bà bầu cần bổ sung khoảng 340g hải sản nấu chín. Chú ý rằng là phải nấu chín để thức ăn đảm bảo an toàn, được diệt khuẩn. Các mẹ chú ý không nên ăn các loại các có hàm lượng thủy ngân cao như các ngừ vì nó sẽ gây đôc hại cho mẹ. Những loại hải sản an toàn như cá đồng, cua đồng, ốc,...
Trong cá còn chứa rất nhiều protein rất quan trong đối với việc hình thành lên các bộ phận cơ thể của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu nên ăn nhiều cá đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ-giai đoạn mà bé hoàn thiện cơ thể chuẩn bị chào đời.
" Để việc bổ sung dinh dưỡng được đầy đủ thì ẹm bầu nên tham khảo 3 tháng đầu mang thai nên uống sữa gì để bổ sung thêm dinh dưỡng cho con".
Ăn cá khi mang thai là tốt cho cả mẹ à thai nhi

Một số món ngon từ cá

- Cá rán ròn: chấm với nước mắm chanh tỏi ớt thì tuyệt vời
- Cá kho thịt ba chỉ: món cá này rất ngon khi ăn kèm thịt, đặc biệt là thịt hơi nhiều mỡ, khi ăn cùng cơm nóng thì rất tuyệt.
- Cá nấu dưa: Món cá này rất thích hợp ăn trong mùa lạnh vì nó tạo cảm giác ấm nóng, một chút ớt cay nồng, một chút hành lá, chút cà chua tạo nên hương vị rất ngon.
Một trong những thứ cần tránh khi mang thai là không nên ăn những thực phẩm còn sống, như trong trường hợp ăn cá thì không nên ăn cá sống vì trong cá chưa sống có chứa các vi khuẩn không tốt cho đường ruột làm bà bầu có nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Một số lưu ý cho bà bầu 3 tháng đầu

Làm mẹ là niềm hạnh phúc vô bờ bến, khi thấy con lớn lên trong bụng từng ngày, chứng kiến con biết nói biết đi quả thật là một điều tuyệt vời. Bình thường thai kỳ chia làm 3 giai đoạn mỗi giai đoạn có những chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khác nhau. Và điều đặc biệt là các mẹ cũng cần chú ý những điều nên tránh khi mang thai nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, là giai đoạn quan trọng hình thành nên các cơ quan bộ phận của trẻ.
phụ nữ mang thai nên nằm ngủ như thế nào

Thời gian này là cần cẩn thận nhất trong thai kỳ

Thông thường, biểu hiện rõ nét nhất của việc mang thai là vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Nếu muốn chắc chắn hơn thì mẹ bầu nên đi khám cho chắc chắn. Nếu chắc chắn mình có thai thì nên có một chế độ nghỉ ngơi, ăn uống cho hợp lý. Các mẹ bầu nên nhớ rằng, 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn hết sức quan trọng vì lúc này cả mẹ và thai nhi sức khỏe còn rất yếu, mẹ thì mệt mỏi vì những thay đổi của cơ thể, thai nhi thì còn quá nhỏ.

Điều gì đang xảy ra khi mang thai 3 tháng đầu

Thời gian mang thai được xác định bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng và là từ tuần 1 đến 12 của thai kỳ, 3 tháng đầu này là thời điểm nhạy cảm vì thời gian này thai nhi tăng trưởng mạnh nhất. Từ tuần thứ 6 bé có kích thước bằng hạt đạu, trái tim bắt đầu đập. Đến hết 3 tháng đầu thì hầu hét các bộ phận đều bắt đầu được hình thành. Kích thước thai nhi đã to bằng quả táo, nghe tim thai một cách rõ ràng.

Những thay đổi của cơ thể mẹ

Những tuần đầu mang thai mẹ có biểu hiện mệt mỏi, thèm ngủ, cảm giác đói thèm ăn nhiều món lạ, có nhảy cảm với mùi, hay bị buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đi tiểu liên tục. Đó là những biểu hiện hết sức bình thường vì khi mang thai hoocmon trong cơ thể mẹ bị thay đổi dẫn tới những hiện tượng trên.
tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bà bầu

Nên khám thai trong 3 tháng đầu

Nếu nghi ngờ mình có thai thì trước tiên các chị em nên mua que thử thai về để kiểm tra, nếu hai vạch có nghĩa là đã mang thai, nên thử ít nhất 2 que thử thai để chắc chắn kết quả. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tới các phòng khám để khám và nghe những lời tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám tổng thể cho bạn, từ siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để xem tình trạng sức khỏe của chị em có vấn đề gì không, có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Việc thường xuyên thăm khám là điều tốt nhất để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé.
sữa dành cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Nên sử dụng sữa bà bầu đúng các

Nhiều mẹ hay có những thắc mắc nên uống sữa gì khi mang thai 3 tháng đầu nhưng các mẹ không biết rằng không phải cứ mang thai là nên uống sữa cho bà bầu vì nếu mẹ nào thể chất khỏe ăn uống tốt thì việc cung cấp dinh dưỡng qua ăn uống là cũng ổn rồi, nếu kết hợp uống sữa bầu thì có thể sẽ thừa chất.




Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Phụ nữ mang thai nên nằm ngủ tư thế nào là tốt nhất

Thời kỳ mang thai luôn làm cho các bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy để có thể cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn thì một giấc ngủ ngon là điều tốt nhất các mẹ bầu nên dành cho mình và thai nhi, Nhưng không phải ai cũng có một giấc ngủ ngon nhất là đối với các bà bầu đang trong giai đoạn thai nghén khiến cho việc giấc ngủ không sâu, bị gián đoạn. Tư thế ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giấc ngủ sâu hơn, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu phụ nữ mang thai nên nằm ngủ tư thế nào là tốt nhất nhé.
Tư thé  nằm chuẩn cho phụ nữ mang thai
Tư thế nằm chuẩn cho phụ nữ mang thai

1. Tư thế ngủ tốt cho phụ nữ mang thai 



Theo các chuyên gia thì nằm nghiêng bên trái là tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu. Tư thế nằm đúng chuẩn là nằm nghiêng về bên trái, chân trái duỗi, chân phải co lại, nếu nằm lâu tư thế đó quá bà bầu có thể thay đổi tư thế khoảng vài phút sau đó lại quay lại tư thế nghiêng bên trái. Viếc này giúp sức nặng của thai nhi không đè nén lên các tĩnh mạch, giúp sự vận chuyển máu và oxi từ mẹ đến thai nhi nhanh chóng và thông suốt. Tư thế này giúp thai nhi cảm thấy thoải mái, cử động tốt hơn, giảm sưng chân tay ở mẹ.
- Khi nằm nghiêng, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối trước người để đỡ bụng và gác chân để mẹ bầu có thể cảm thấy thoải mái nhất.
- Nếu nằm lâu quá mẹ bầu cảm thấy đau lưng thì kê thêm một chiếc gối đằng sau lưng để tựa sang mõi khi mỏi mà không bị nằm ngửa quá.
- Đặt gối giữa hai chân để giảm áp lực lên các khớp xương chậu.
Nằm nghiêng bên trái tốt cho phụ nữ mang thai
Nằm nghiêng bên trái tốt cho phụ nữ mang thai

2. Tư thế nằm theo giai đoạn thai kỳ

Khi bạn chưa mang thai thì tư thế nằm của bạn có thể tự do hơn, nhưng khi mang thai có những tư thế nằm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy tư thế nằm ngủ nên được các bà bầu lưu tâm hơn để tạo điều kiện thoải mái nhất cho cả bản thân mình và thai nhi.

Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Ba tháng đầu là thời điểm bà bầu mệt mỏi nhất, đó là thời điểm thai nghén, nôn, ói, là thời điểm mẹ bầu phải thích nghi với sự thay đổi lớn trong cơ thể, có một sinh linh bé nhỏ đang lớn lên trong cơ thẻ mình. Vì vậy cơ thể phải thích nghi với sự thay đổi đó, nó khiến bà bầu mệt mỏi, mất ăn mất ngủ. Ba tháng đầu khi thai nhi chưa to, tư thế ngủ của các mẹ bầu có vẻ thoải mái hơn, có thể nằm ngửa, quay trái, quay phải tùy ý, khi nào mỏi thì có thể đôi tư thế. Nhưng tuyệt đồi không nên nằm sấp vì đối với người bình thường nằm sấp đã rất có hại cho sức khỏe rồi thì đối với bà bầu lại càng có hại khi lượng oxi cần cung cấp nhiều hơn người bình thường. Nếu mẹ bầu nằm sấp thì lượng oxi cung cấp cho thai nhi thiếu hụt trầm trọng.
Phụ nữa mang thai nên nằm ngủ như tư thế nào là tốt nhất
Bà bầu nên chuẩn bị gối êm để có một giấc ngủ ngon
"Tham khảo thêm nhung dieu can tranh khi mang thai để có những kiến thức cần thiết giúp phụ nữ mang thai có một thai kỳ khỏe mạnh"

Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ 

Ba tháng giữa thai ký bà bầu cũng cần chú ý tới tư thế nằm đặc biệt đối với bà bầu mang song thai và lúc đó nước ối khá nhiều làm cho sức nặng cơ thể càng lớn. Tư thế hợp lý vẫn là nằm nghiêng bên trái, khiến bà bầu cảm thấy thoải mái hơn không gây ảnh hưởng tới bào thai như các tư thế khác. Chuẩn bị sẵn các loại gối mềm để kê bụng, chân khi nằm.

Tư thế nằm của bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Giai đoạn cuối thai kỳ là giai đoạn hết sức nhạy cảm, giai đoạn này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi vì 2-3 tháng cuối là thời điểm mà bé tăng cân nhiều nhất. Vì vậy để bé có th phát triển một cách khỏe mạnh thì mẹ cần chú ý tới từng bữa ăn, giấc ngủ của bản thân. Giai đoạn này tử cung quay về bên phải, nếu bà bầu nằm nghiên về bên phải thì gây áp lực cho tử cung, chính vì thế bà bầu cần quay về bên trái để cả mẹ và bé có thể cảm thấy thoải mái hơn. Giai đoạn này mẹ bầu còn có hiện tượng bị phù nề, mẹ bầu nên chuẩn bị một chiếc gối êm ái dành riêng cho bà bầu để có thể giảm bớt tê chân, lưu thông máu và oxi giảm bớt phù nề.
Ngoài ra các m cũng cần tham khảo các loại sữa bầu để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ , bà bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu, nên tập thể dục như thế nào, cường độ ra sao.
Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh!
 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates